HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN TÚI XÁCH
Sử dụng:
- Trên bề mặt sạch sẽ, trên bàn, trên salon hoặc lọt vải dưới. Tránh đặt nơi đất bẩn, để tự do.
- Tránh treo túi bằng quai vì trọng lượng có thể phải hư quai và dáng túi. Không chứa quá nhiều đồ sẽ làm hư form túi
- Tránh để túi tiếp xúc trực tiếp ánh mặt trời quá lâu hoặc những nới nắng nóng.
- Không để các vật sắc nhọn như dao, bấm móng tay vào túi.
- Tránh để trực tiếp các vật có thể lem màu (viết mực, mỹ phẩm) vào lòng túi.
Vệ sinh:
- Lau túi theo chiều dọc, nhẹ nhàng, tránh chất tẩy mạnh, cồn, nước, khăn ướt vì khiến túi phai màu, khô da.
- Dùng dung dịch hỗ trợ chuyên dụng chống thấm dầu và nước để giảm thiểu khả năng bám bẩn.
- Không mang túi đi giặt và sử dụng các dụng cụ có nhiệt độ cao để làm khô túi.
Cất giữ:
- Tháo dây đeo cất vào bên trong túi, cho vào bao chân hoặc tủ, giữ túi xách không bị bám bụi khi ít sử dụng.
- Giữ dáng túi bằng cách nhồi giấy hoặc túi nilon. Lưu ý, không dùng giấy báo vì mực có thể dính vào túi và gây mùi khó chịu.
- Dùng gói hút ẩm có sẵn trong túi để ngăn chặn mùi hôi.
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN MẮT KÍNH
Chú ý vệ sinh kính
- Trong quá trình sử dụng, kính thường xuyên bị bám bẩn, đặc biệt là ở các khe kẽ nơi sống mũi, chỗ gập ở gọng, đường viền mắt kính… Để kính giữ được độ trong ở mắt kính, không bị ô xy hóa, bạn nên vệ sinh kính thường xuyên bằng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, sau đó lau khô kính bằng vải mềm sạch.
- Lý tưởng và đơn giản nhất là mỗi ngày bạn nên rửa kính dưới vòi nước sạch để trôi đi các bụi bẩn, sau đó để kính tự khô.
Không để kính tiếp xúc với nhiệt độ cao
- Kính mắt được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, nhưng nhìn chung dù làm bằng chất liệu nào thì kính cũng sẽ giảm độ bền nếu để tiếp xúc với nhiệt độ cao. Muốn kính bền, đừng bao giờ để gần những nơi nhiệt độ cao như: cạnh bếp ga, lò sưởi, bàn là nóng…
- Không để kính ngoài trời nắng nóng, nhất là với những kính có gọng bằng nhựa. Ngoài ra, không rửa kính bằng nước nóng, không đeo kính khi đi tắm hơi, không dùng máy sấy, lò sấy để làm khô kính.
Cất kính cẩn thận khi không dùng đến
- Khi không dùng kính, cần cất trong hộp cứng hoặc túi vải mềm và để ở chỗ cao theo quy định trong nhà bạn. Không vứt kính bừa bãi ở dưới sàn, trên giường vì dễ vô tình dẫm phải hoặc nằm đè lên; không để kính ở chỗ vừa tầm tay với của trẻ con vì trẻ nghịch ngợm có thể lôi kính ra chơi và làm hỏng, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho chúng.
Không chạm tay vào mắt kính
- Khi chạm tay vào mắt kính, dù tay bạn sạch cỡ nào thì cũng sẽ có “dấu vết” để lại, khiến bạn nhìn mờ hoặc không thoải mái. Nếu vô tình chạm tay vào mắt kính khiến kính bị mờ bởi dấu tay, hoặc kính bị vương các vết bẩn khác, cách giải quyết là vệ sinh mắt kính.
Không tự ý sửa chữa kính
- Nếu phát hiện kính có vẻ không cân đối, bạn nên đem kính đến cửa hàng để đề nghị sửa chữa. Không nên tự ý bẻ, uốn gọng.
Không đeo kính khi chơi các môn thể thao đối kháng
- Bạn có thể đeo kính khi đi bộ, đạp xe đạp nhẹ nhàng, nhưng nếu chơi các môn thể thao có tính đối kháng như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… thì nhất thiết cần bỏ kính ra, bởi rất có thể bạn bị ngã, kính không những gãy hỏng mà còn gây nguy hiểm cho bạn.
Cuối cùng, mọi đồ dùng đều có tuổi thọ nhất định. Dù bạn có sử dụng và bảo quản kính cẩn thận đến đâu thì qua thời gian, kính vẫn bị hỏng do lão hoá, gọng sẽ trở nên yếu đi hoặc bị bào mòn, mắt kính sẽ bị ngả màu hay trầy xước.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.